Tô Hoài: Nhà văn Việt Nam (1920–2014)

Tô Hoài (tên khai sinh: Nguyễn Sen; 27 tháng 9 năm 1920 – 6 tháng 7 năm 2014) là một nhà văn Việt Nam.

Một số tác phẩm đề tài thiếu nhi của ông được dịch ra ngoại ngữ. Ông được nhà nước Việt Nam trao tặng Giải thưởng Tô Hoài Hồ Chí Minh về Văn học – Nghệ thuật Đợt 1 (1996) cho các tác phẩm: Xóm giếng, Nhà nghèo, O chuột, Dế mèn phiêu lưu ký, Núi Cứu quốc, Truyện Tây Bắc, Mười năm, Xuống làng, Vỡ tỉnh, Tào lường, Họ Giàng ở Phìn Sa, Miền Tây, Vợ chồng A Phủ, Tuổi trẻ Hoàng Văn Thụ.

Tô Hoài
Tô Hoài: Tiểu sử, Sự nghiệp văn học, Giải thưởng
Thông tin cá nhân
Sinh
Tên khai sinh
Nguyễn Sen
Ngày sinh
(1920-09-27)27 tháng 9, 1920
Nơi sinh
Phủ Hoài Đức, Hà Đông, Bắc Kỳ, Liên bang Đông Dương
Mất
Ngày mất
6 tháng 7, 2014(2014-07-06) (93 tuổi)
Nơi mất
Hà Nội, Việt Nam
Giới tínhnam
Quốc tịchTô Hoài: Tiểu sử, Sự nghiệp văn học, Giải thưởng Việt Nam
Dân tộcKinh
Gia đình
Vợ
Nguyễn Thị Cúc
Con cái
Đan Hà, Đan Thanh, Sông Thao, Phương Vũ
Sự nghiệp văn học Tô Hoài
Giai đoạn sáng tác1941 - 2006
Thể loạiTruyện ngắn, thơ
Tác phẩmDế Mèn phiêu lưu ký (1941)
Giải thưởng Tô Hoài
Giải thưởng Tô Hoài Hồ Chí Minh 1996
Văn học nghệ thuật
Website

Tiểu sử Tô Hoài

Tô Hoài sinh ra tại quê nội ở thôn Cát Động, Thị trấn Kim Bài, huyện Thanh Oai, tỉnh Hà Đông cũ trong một gia đình thợ thủ công. Tuy nhiên, ông lớn lên ở quê ngoại là làng Nghĩa Đô, huyện Từ Liêm, phủ Hoài Đức, tỉnh Hà Đông (nay thuộc phường Nghĩa Đô, quận Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam). Bút danh Tô Hoài gắn với hai địa danh: sông Tô Lịch và phủ Hoài Đức.

Bước vào tuổi thanh niên, ông đã phải làm nhiều công việc để kiếm sống như dạy trẻ, bán hàng, kế toán hiệu buôn,... nhưng có những lúc thất nghiệp. Khi đến với văn chương, ông nhanh chóng được người đọc chú ý, nhất là qua truyện Dế Mèn phiêu lưu ký. Năm 1943, Tô Hoài gia nhập Hội Văn hóa cứu quốc. Trong chiến tranh Đông Dương, ông chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực báo chí, nhưng vẫn có một số thành tựu quan trọng như Truyện Tây Bắc.

Từ năm 1954 trở đi, ông có điều kiện tập trung vào sáng tác. Tính đến nay, sau hơn sáu mươi năm lao động nghệ thuật, ông đã có hơn 100 tác phẩm thuộc nhiều thể loại khác nhau: truyện ngắn, truyện dài kỳ, hồi ký, kịch bản phim, tiểu luậnkinh nghiệm sáng tác.

Ông mất ngày 6 tháng 7 năm 2014 tại Hà Nội, hưởng thọ 94 tuổi.

Sự nghiệp văn học Tô Hoài

Ông viết văn từ trước năm 1945, với các thể loại truyện phong phú, đa dạng. Các tác phẩm chính của ông là:

  • Dế Mèn phiêu lưu ký (truyện dài, 1941)
  • Giăng thề (tập truyện ngắn, 1941)
  • O chuột (tập truyện ngắn, 1942)
  • Quê người (tiểu thuyết, 1942)
  • Nhà nghèo (tập truyện ngắn, 1944)
  • Cỏ dại (hồi kí, 1944)
  • Núi cứu quốc (truyện ngắn, 1948)
  • Xuống làng (tập truyện ngắn, 1950)
  • Đại đội Thắng Bình (ký, 1950)
  • Truyện Tây Bắc (tập truyện, 1953)
  • Khác trước (truyện vừa, 1957)
  • Mười năm (tiểu thuyết, 1957)
  • Một số kinh nghiệm viết văn của tôi (1959)
  • Thành phố Lênin (ký sự, 1961)
  • Vỡ tỉnh (tập truyện ngắn, 1962)
  • Người bạn đọc ấy (kinh nghiệm sáng tác, 1963)
  • Tôi thăm Campuchia (ký, 1964)
  • Miền Tây (tiểu thuyết, 1967)
  • Nhật kí vùng cao (nhật kí, 1969)
  • Tuổi trẻ Hoàng Văn Thụ (tiểu thuyết, 1971)
  • Người ven thành (tập truyện ngắn, 1972)
  • Sổ tay viết văn: những chia sẻ về kinh nghiệm cầm bút (kinh nghiệm sáng tác, 1977)
  • Tự truyện (1978)
  • Trái Đất tên người (ký, 1978)
  • Những ngõ phố, người đường phố (tiểu thuyết, 1980)
  • Quê nhà (tiểu thuyết, 1981)
  • Hoa hồng vàng song cửa (tập bút ký, 1981)
  • Nhớ Mai Châu (tiểu thuyết, 1988)
  • Cát bụi chân ai (hồi kí, 1992)
  • Nghệ thuật và phương pháp viết văn (kinh nghiệm sáng tác, 1997)
  • Chiều chiều (tiểu thuyết, 1999)
  • Truyện Nỏ thần (truyện thiếu nhi, 2003)
  • Ba người khác (tiểu thuyết, 2006)
  • Mẹ mìn bố mìn (truyện thiếu nhi, 2007)
  • Chuyện cũ Hà Nội (ký sự, 2010)
  • Đảo hoang (tiểu thuyết, 2011)
  • Nhà Chử (truyện thiếu nhi, 2012)
  • Truyện li kì (tập truyện ngắn, 2012)
  • Những ký ức không chịu ngủ yên (tự truyện, 2017)
  • Giữ gìn 36 phố phường (tập tạp văn, 2017)
  • Người con gái xóm Cung (tuyển tập truyện ngắn, 2017)

Truyện dài Dế Mèn phiêu lưu ký được ông viết xong vào tháng 12 năm 1941 tại Nghĩa Đô, ngoại ô Hà Nội khi đó. Đây là tác phẩm rất nổi tiếng của ông dành cho thiếu nhi.

Tác phẩm gần đây nhất của ông là Ba người khác. Sách được viết xong năm 1992 nhưng đến 2006 mới được phép in, nội dung viết về thời kỳ cải cách ruộng đất tại miền Bắc Việt Nam, đã gây tiếng vang lớn và có thể so sánh với Dế Mèn phiêu lưu ký, "đã mở ra diện mạo mới cho văn chương Việt Nam" trong nền văn học hiện thực.

Trong cuộc đời sáng tác, ông đã dùng nhiều bút danh khác ngoài Tô Hoài như Mai Trang, Mắt Biển, Thái Yên, Vũ Đột Kích, Hồng Hoa và Phạm Hòa.

Giải thưởng Tô Hoài

  • Giải nhất Tiểu thuyết của Hội Văn nghệ Việt Nam 1956 (Truyện Tây bắc);
  • Giải A Giải thưởng Tô Hoài Hội Văn nghệ Hà Nội 1970 (tiểu thuyết Quê nhà);
  • Giải thưởng Tô Hoài của Hội Nhà văn Á – Phi năm 1970 (tiểu thuyết Miền Tây);
  • Giải thưởng Tô Hoài Hồ Chí Minh về Văn học - Nghệ thuật (đợt 1 – 1996).
  • Giải Bùi Xuân Phái – Vì tình yêu Hà Nội 2010

Quan điểm Tô Hoài

Đánh giá Tô Hoài

Tưởng nhớ Tô Hoài

Ngày 27 tháng 10 năm 2015, hiệu sách Dế Mèn khai trương tại ngôi nhà 108, C3, tập thể Nghĩa Tân, Hà Nội, vốn là thư phòng của nhà văn Tô Hoài trước kia. Hiệu sách Dế Mèn do chính con cháu Tô Hoài thực hiện, diện tích rộng hơn 10m² tương lai sẽ có thêm phòng đọc mini phía trong – nơi nhà văn Tô Hoài từng ngồi viết văn, ngủ, nghỉ. Ngoài các đầu sách của nhà văn Tô Hoài, hiệu sách còn có nhiều tác phẩm cho thiếu nhi, phần lớn là sách văn học. Hiệu sách cũng tạo công việc cho con cháu trong nhà, giúp các cháu có cơ hội hiểu thêm về ông và là nơi để bạn bè, người yêu sách ghé thăm như khi ông còn sống.

Chú thích

Liên kết ngoài

Tags:

Tiểu sử Tô HoàiSự nghiệp văn học Tô HoàiGiải thưởng Tô HoàiQuan điểm Tô HoàiĐánh giá Tô HoàiTưởng nhớ Tô HoàiTô Hoài

🔥 Trending searches on Wiki Tiếng Việt:

Đỗ Nhật HàGiáo hội Công giáoHàn TínVũng TàuBDSMEnhypenBảy mối tội đầuHồi giáoVán bài lật ngửaChùa Thiên MụĐại ViệtDanh sách tỉnh của Nhật Bản theo dân sốCầu Cần ThơZEROBASEONELiên minh châu ÂuDanh sách phim điện ảnh DoraemonDanh sách thành viên của SNH48Đội tuyển bóng đá quốc gia ArgentinaDanh sách tập phim Thanh gươm diệt quỷA.C. MonzaNgân hàng thương mại cổ phần Quân độiXích QuỷTiền Học SâmPhong trào Duy TânQuần đảo Trường SaTrần Anh TôngCộng hòa Miền Nam Việt NamThần thoại Hy LạpTổng Công ty Truyền thông Đa phương tiện Việt NamThái BìnhSam (diễn viên)Chiến tranh thế giới thứ haiMỹ TâmChủ nghĩa tư bảnVăn Tiến DũngDanh sách Chủ tịch nước Việt NamBùi Quang ThậnIosif Vissarionovich StalinCải cách ruộng đất tại miền Bắc Việt NamHồ Quý LyCanadaPhong trào Đồng khởiĐế quốc Mông CổDanh mục sách đỏ động vật Việt NamPhú QuốcVụ án Thiên Linh CáiBộ đội Biên phòng Việt NamTứ diệu đếSinh sản vô tínhHà TĩnhVăn LangĐường cao tốc Cao Bồ – Mai SơnDanh sách nhà vô địch bóng đá AnhTuyên ngôn độc lập (Việt Nam Dân chủ Cộng hòa)Quân khu 1, Quân đội nhân dân Việt NamChainsaw ManV (ca sĩ)UEFA Champions LeagueChâu PhiLưu Đức HoaHội AnChùa Một CộtTứ bất tửÝTào TháoTrận Bạch Đằng (938)Nguyễn Thúc Thùy TiênĐịa đạo Củ ChiGia đình Hồ Chí MinhNhà thờ chính tòa Đức Bà Sài GònĐạo Cao ĐàiVĩnh PhúcTuần lễ Vàng (Nhật Bản)Bộ Tư lệnh Cảnh sát Cơ động (Việt Nam)Đội tuyển bóng chuyền nữ quốc gia Việt NamTự ĐứcNhà Tiền LêTrịnh Ngọc Quyên🡆 More